Phân loại chữ Hán Nhật văn theo lịch sử Kanji

Chữ Hán mà Nhật Bản tự tạo

Trong khi một số từ chữ Hán trong tiếng Nhật và trong tiếng Trung có thể đọc qua lại lẫn nhau, một số từ chữ Kanji của tiếng Nhật không có chữ Hán tương đương trong tiếng Trung. Ngoài những từ được dùng với nghĩa khác, những từ có cùng nghĩa nhưng viết khác, cũng có những từ riêng của tiếng Nhật được gọi là Kokuji (国字), còn được gọi là Wasei kanji (和製漢字, tức Kanji được chế ra tại Nhật). Có hàng trăm chữ Quốc tự (xem danh sách ở sci.lang.japan AFAQ), và mặc dù một số từ này ít được dùng, những từ còn lại đã góp phần quan trọng và ngôn ngữ viết tiếng Nhật. Ví dụ như:

  • 峠 tōge (đỉnh đèo)
  • 榊 sakaki (cây sakaki, chi Cleyera)
  • 畑 hatake (cánh đồng)
  • 辻 tsuji (ngã tư đường)
  • 働 dō, hatara(ku) (làm việc)

Chữ Hán dùng khác với tiếng Trung

Kokkun (国訓) là những chữ Kanji có nghĩa trong tiếng Nhật khác với nghĩa nguyên thuỷ trong tiếng Trung. Thí dụ:

  • 沖 oki (ngoài khơi; tiếng Trung: chōng rửa)
  • 椿 tsubaki (Camellia japonica, cây sơn trà Nhật Bản; tiếng Trung: chūn cây xuân Toona spp.)

Cách viết cũ và mới

Bài chi tiết: KyūjitaiShinjitai

Một số chữ kanji trong tiếng Nhật có thể được viết theo 2 thể khác nhau: thể kanji cũ được gọi là Cựu tự thể - Kyūjitai (旧字体/ きゅうじたい, Kyūjitai?) và thể kanji mới được gọi là Tân tự thể - Shinjitai (新字体/ しんじたい, Shinjitai?). Dưới đây là một số thí dụ về hai cách viết, trong đó cách viết cũ đứng trước cách viết mới:

  • 國 国 koku, kuni ("quốc", tức quốc gia)
  • 號 号 gō ("hiệu", nghĩa là số, ký hiệu, dấu hiệu)
  • 變 変 hen, ka(waru) ("biến", nghĩa là thay đổi)

Cổ tự thể được dùng trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc; sau chiến tranh chính phủ Nhật đưa ra tân tự thể với lối viết đơn giản hóa. Một số chữ mới này tương tự với chữ Hán giản thể được dùng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thường thì trong tiếng Nhật, nếu chữ Hán đó có Shinjitai thì Kyujitai sẽ không được sử dụng. Tuy vậy nhiều chữ ở Kyujitai vẫn được dùng thường xuyên dù có Shinjitai, và giữa 2 tự thể còn có thể khác nghĩa. Ví dụ chữ "Long" (ryuu - "rồng"), Kyujitai: 龍, Shinjitai: 竜, đều dùng phổ biến như nhau. Hay chữ "diệp", Kyujitai: 葉 - "は(ha) - lá cây", nhưng ở Shinjitai: 叶, nó chỉ được dùng trong động từ "kanaimasu" - 叶います - "đáp ứng, phù hợp", và không thể tráo đổi 2 thể này ở từ "lá cây" và "đáp ứng" được (tức là muốn viết chữ "diệp" có nghĩa là "lá cây", phải viết chữ 葉, không được viết chữ 叶, dù 2 thể của chữ "diệp" này trong tiếng Nhật đều được sử dụng phổ biến).

Cũng có những chữ Hán được dùng trong tiếng Nhật chỉ với mục đích phát âm (当て字 ateji). và nhiều chữ Hán không được dùng trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, bất cứ chữ Hán nào cũng có thể là chữ Nhật Bản. Đại Hán-Hòa từ điển (大漢和辞典, Morohashi Daikanwa Jiten) là từ điển chữ Hán dùng trong tiếng Nhật lớn nhất cho đến nay; nó có gần 5 vạn mục từ, bao gồm cả những mục từ chưa từng được dùng trong tiếng Nhật.